VI VU VÂN NAM – PHẦN 2

Vi Vu Vân Nam – Phần 2

Xin chào các bạn,

Phần 1 mình đã dẫn các bạn từ Côn Minh đến Đại Lý rồi, sau một đêm ăn chơi và khám phá phố cổ Đại Lý về đêm thì các bạn sẽ có đủ năng lượng để bắt đầu cho một chuyến hành trình tiếp theo để đến với Shangri-La.

Để đi đến với Shangri-La chúng ta sẽ trải qua cung đường khoảng 300km, trên đường đi xe sẽ đi ngang qua một thắng cảnh hùng vĩ của Vân Nam đó là Hổ Khiêu Hiệp, hay còn gọi là Khe Hổ Nhảy.

Khe Hổ Nhảy:

Khe Hổ Nhảy

Đoạn sông Dương Tử chảy qua khu vực Nam Tây Tạng, Vân Nam 80km được gọi là sông Kim Sa bị eo thắt của những ngọn núi cao trên 5.000m chặn lại, đã tạo ra hai kỳ quan thắng cảnh thiên nhiên là Khe Hổ Nhảy và khúc uốn lượn xứng danh “Trường Giang đệ nhất loan”

Thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú này cách Lệ Giang khoảng 100km về phía Tây Bắc. Đây là đoạn sông Kim Sa chảy qua hai dãy núi cao là Ngọc Long (5.600m) và Haba (5.396m) rồi đột ngột bị thu hẹp lại chỉ còn khoảng hơn 30m, dài 16km

Chiều sâu tính từ đỉnh núi xuống đáy hẻm là gần 3.900m. Khe Hổ Nhảy được xem là hẻm núi sâu nhất thế giới.

Cái tên Khe Hổ Nhảy bắt nguồn từ câu chuyện kể lại rằng một con hổ trong cơn nguy khốn vì bị thợ săn truy đuổi đã nhảy qua chỗ hẹp nhất của khe núi để sang tới bờ bên kia và trốn thoát.

Khe Hổ Nhảy là một phần của Tam Giang Tịnh Lưu đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 2007.

Đến nơi đây, bạn sẽ phải mắt chữ O mồm chữ U với cảnh tượng hùng vĩ của dòng nước chảy cuộn trào mạnh mẽ trước mắt.

Đây được xem là ranh giới giữa Lệ Giang và Shangri-La

Tiểu Tây Tạng Shangri-La:

Là một huyện thuộc châu tự trị dân tộc Tạng Dêqên ở tây bắc tỉnh Vân Nam, Trung Quốc

Tên huyện trước đây gọi là Trung Điện nhưng đã được đổi tên năm 2001 theo vùng đất viễn tưởng Shangri-La trong một tiểu thuyết do James Hilton viết năm 1933 có tên Chân trời quên lãng(Lost Horizon), trong một nỗ lực nhằm tạo dấu ấn cho du lịch địa phương

Shangri-La là một địa điểm hư cấu được miêu tả trong tiểu thuyết năm 1933, Lost Horizon (chân trời đã mất), của nhà văn Anh James Hilton. Trong tiểu thuyết này, “Shangri-La” là một thung lũng huyền thoại, dẫn đến từ một tu viện Lạt-ma giáo, nằm trong vùng phía tây cuối dãy núi Côn Lôn. Shangri-La đã trở nên đồng nghĩa với bất kỳ thiên đường hạ giới nào, đặc biệt với xã hội không tưởng Hymalaya huyền thoại – một vùng đất hạnh phúc vĩnh viễn, biệt lập với thế giới bên ngoài. Trong tiểu thuyết Lost Horizon, những người sinh sống ở Shangri-La gần như bất tử, sống lâu vượt quá tuổi thọ thông thường và chỉ có bề ngoài lão hóa rất chậm. Trong các văn bản Tây Tạng cổ, sự tồn tại của bảy địa danh như thế đã được đề cập với tên Nghe-Beyul Khimpalung. Một trong những địa danh như thế nằm ở đâu đó trong vùng Makalu-Barun.

Bạch Tháp

Đến Shangri-La cũng là giờ chiều chúng ta có thể chụp hình với Bạch Tháp trước khi vào trung tâm của phố cổ Trung Điện.

Tại vùng đất yên bình này, các bạn không nên bỏ qua các điểm tham quan nổi tiếng làm nên thương hiệu nơi đây đó là:

 

Tùng Tán Lâm Tự

Chùa Tùng Tán Lâm (Songzanlin) – hay còn gọi là tiểu cung điện Potala của Tây Tạng.

Ngôi chùa của Phật giáo Tây Tạng, hay còn gọi là Lạt-ma giáo, lớn nhất ở Shangri-La. Theo giới thiệu của Lạt-ma trụ trì, Tùng Tán Lâm Tự được xây dựng từ năm 1679, mô phỏng theo lối kiến trúc của cung điện Potala ở Lhasa, Tây Tạng.

Các bạn sẽ có những bức ảnh cực chất tại Chùa Tùng Tán Lâm, trong một không gian mang đậm màu sắc của Tây Tạng sẽ khiến bộ sưu tập ảnh của các bạn thêm phần phong phú.

Phố Cổ Trung Điện và Chùa Đại Phật

Khu phố cổ có tuổi đời trên 1300 năm, là nơi sinh sống tập trung lâu đời của người Tạng, đây là nơi được bảo tồn tốt nhất ở Trung Quốc. Tuy nhiên một trận hỏa hoạn đã xảy ra ngọn lửa bùng lên trên khu phố cổ Dukezong đã thiêu rụi hơn 60% ngôi nhà cổ. Sau đó chính quyền đã đóng cửa để xây dựng lại nguyên trạng, đến năm 2016 mở cửa lại cho khách du lịch, họ đã xây dựng lại 2/3 khu phố cổ Dukezong, và quy hoạch hoàn toàn tất cả các căn nhà trong thành phố theo phong cách của người Tây Tạng.

Bạn sẽ có cơ hội chụp hình với Chú Bò Zak hay còn gọi là Bò Tây Tạng, và chắc chắn các bạn sẽ không thể không chụp hình với chú Chó Ngao tại khu Quảng Trường rồi.

Sau đó, các bạn có thể đi bộ trên các bậc thang để dẫn lên Đại Phật Tự và đến với Tháp Chuyển Kinh, được xem là cao nhất Trung Quốc 25m, hòa theo dòng người để cùng xoay Tháp và mang những lời cầu chúc tốt đẹp nhất đến với trời cao, đó là ý nghĩa của Tháp.

Ngoài hai điểm tham quan chính tại Shangri-La chúng ta còn có thể tham quan thêm Công Viên Phổ Đạt Thố công viên quốc gia đầu tiên tại Trung Quốc đạt được các tiêu chuẩn của IUCN, và cũng nằm trong khu bảo tồn Di sản Thế giới Tam Giang Tịnh Lưu.

Nếu các bạn không thích đi bằng xe thì có thể bay trực tiếp từ Côn Minh lên Shangri-La, và sẽ đáp tại sân bay Địch Khánh, tuy nhiên mình khuyên nên đi xe để có thể tham quan được Khe Hổ Nhảy và không bị sốc độ cao như bài trước mình có đề cập, bởi vì lên Shangri-La thì độ cao khoảng 3.300m so với mực nước biển, tương đương với độ cao khi các bạn đi tham quan Đỉnh Phanxi-pang của Việt Nam bằng cáp treo đấy.

Chúng ta sẽ nghỉ đêm tại Shangri-La để khám phá phố cổ về đêm nhé…

Phần 3 mình sẽ giành toàn bộ cho một phố cổ tuyệt đẹp, được liệt vào top những phố cổ đẹp nhất của Trung Hoa, hãy nhớ đón xem nha.

Leave A Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline 0903.264.226